Cây s Atisô đỏ |
Cây bụp giấm còn có tên gọi khác là đay Nhật, atiso đỏ. Giân gian gọi tên cây bụp giấm vì nó có hoa mà đỏ giống hoa dâm bụp, lại có vị chua như giấm nên được gọi tên: Cây bụp giấm là như vậy.
Khu vực phân bố
Cây bụp giấm có xuất xứ ở Châu Phi, được du nhập vào nước ta một vài năm gần đây. Hiện nay loài cây này được khá nhiều nơi trồng để lấy hoa làm dược liệu. Một số tỉnh trồng nhiều cây này: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên….
Bộ phận dùng
Hoa bụp giấm là bộ phận được sử dụng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Vào thời điểm từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm thu hái hoa bụp giấm. Người dân thu hái hoa về sử dụng tươi hoặc phơi khô bảo quản dùng dần.
Thành phần hóa học
Theo một số tài liệu hoa bụp giấm có chứa các hoạt chất: Vitamin A, C, các axit béo không no axit citric, axit tartric, axit malic, các hợp chất hibiscus, polysaccharides, cyanidin, delphinidin.
Tính vị
Cách dùng, liều dùng
Có rất nhiều cách sử dụng cây bụp giấm. Dưới đây là 3 cách dùng phổ biến nhất hiện nay.
Lưu ý: Trước khi dùng cây tươi các bạn cần tách hoa và chế biến theo như hướng dẫn ở video phía trên.
1. Cách pha trà bụp giấm: Công dụng thanh nhiệt giải độc, giảm cân, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, lợi tiểu, nhuận tràng
Lấy 70g hoa bụp giấm tươi, hoặc (30g hoa khô) đem rửa sạch, hãm với 700ml nước, thêm chút đường uống trong ngày.
2. Cách ngâm rượu bụp giấm: Công dụng lợi mật, nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa
Hoa bụp giấm tươi 1kg (Hoặc 600g hoa khô) đem rửa sạch, để dáo nước, bỏ vào bình ngâm với 3 lít rượu 40 độ, thêm khoảng 150ml mật ong để làm giảm vị chua. Ngâm trong thời gian khoảng 10 ngày trở lên là dùng được.
3. Cách ngâm đường hoa bụp giấm: Công dụng ngừa ho, tốt cho tiêu hóa
Hoa bụp giấm tươi rửa sạch, để dáo nước. Bỏ hoa vào bình. Cứ 1 lớp hoa lại bỏ thêm 1 lớp đường tới khi nào hoa và đường quyện đều với nhau. Đậy nắp bình lại, để khoảng 15 ngày khi nào thấy đường tan ra hết, có nước màu đỏ từ hoa tiết ra là có thể sử dụng được. Mỗi ngày dùng khoảng 30ml nước hoa bụp giấm ngâm đường sẽ rất tốt cho sức khỏe